Phuong phap thuyet minh

 

Phương pháp thuyết minh

I. Tầm quan trọng của phương pháp thuyết minh

- Phương pháp thuyết minh là một hệ thống những cách thức mà người thuyết minh sử dụng nhằm đạt được mục đích đặt ra.

- Để làm tốt một bài văn thuyết minh cần hiểu rõ ràng, chính xác, đầy đủ về sự vật, hiện tượng cần thuyết minh để truyền đạt những tri thức ấy cho người đọc (nghe).

Nêu rõ định nghĩa của từ khóa, giúp người xem dễ dàng hiểu được

II. Một số phương pháp thuyết minh

1. Các phương pháp thuyết minh

- Ngoài các phương pháp thuyết minh (nêu định nghĩa, liệt kê, nêu ví dụ, dùng số liệu, so sánh, phân loại, phân tích) còn có những phương pháp như thuyết minh bằng cách chú thích; thuyết minh bằng cách giảng giải nguyên nhân - kết quả.

- Đọc các đoạn trích (SGK) và cho biết:

a. Tác giả mỗi đoạn trích đã sử dụng những phương pháp thuyết minh nào?

- Đoạn trích (1) thuyết minh về Trần Quốc Tuấn của Ngô Sĩ Liên: Phương pháp nêu ví dụ.

- Đoạn trích (2) thuyết minh về Ba-sô của Hàn Thủy Giang: Phương pháp nêu định nghĩa.

- Đoạn trích (3) thuyết minh về vấn đề Con người và con số: Phương pháp dùng số liệu.

- Đoạn trích (4) thuyết minh về nhạc cụ trong điệu hát trống quân: Phương pháp phân tích.

b. Tác dụng của từng phương pháp trong việc làm cho sự vật hay hiện tượng được thuyết minh càng thêm chuẩn xác, sinh động và hấp dẫn.

- Đoạn trích (1) trong Đại Việt sử kí toàn thư của Ngô Sĩ Liên thuyết minh về công lao tiến cử người tài giỏi cho đất nước của Trần Quốc Tuấn. Sử dụng phương pháp nêu ví dụ, những tên tuổi được nêu (Dã Tượng, Yết Kiêu, Phạm Ngũ Lão, Trần Thị Kiến, Trương Hán Siêu, Phạm Lãm, Trịnh Dũ, Ngô Sĩ Thường, Nguyễn Thế Trực) làm cho vấn đề được thuyết minh trở nên rõ ràng, thuyết phục.

- Đoạn trích (2) trong Thi sĩ Ba-sô và "Con đường hẹp thiên lí" thuyết minh về các bút danh của Ba-sô. Từ bút danh Mu-nê-phu-sa, Tô-sây đến Ba-sô đã giúp người đọc biết ý nghĩa của các bút danh. Nhờ việc sử dụng phương pháp nêu định nghĩa để thuyết minh mà các bút danh của Ba-sô được giải thích rõ ràng.

- Đoạn trích (3) Con người và con số thuyết minh về cấu tạo phức tạp và đồ sộ của tế bào trong cơ thể người. Với phương pháp dùng số liệu, người viết đã đi từ số lượng tế bào (40-60000 tỉ) đến số lượng phân tử cấu tạo nên tế bào (ở triệu tỉ phần tử), rồi số lượng nguyên tử cấu tạo nên phân tử (tỉ tỉ nguyên tử). Để giúp người đọc dễ hình dung, người viết đã liên hệ tới các số liệu như số lượng cư dân, số lượng các vì tinh tú... và kết luận “Nếu mỗi nguyên tử dài 1mm, một tế bào sẽ dài 10 cm, thì một người cao 1,75m sẽ biến thành người khổng lồ với chiều cao 1.750 km! May thay, điều này không xảy ra vì nguyên tử là cực nhỏ". Sức hấp dẫn của đoạn thuyết minh là các số liệu đã tạo nên ấn tượng sâu sắc, khó quên ở người đọc.

Đoạn trích (4) trong Thương nhớ mười hai của Vũ Bằng thuyết minh về các loại nhạc cụ dùng trong hát trống quân. Nhà văn đã sử dụng phương pháp thuyết minh phân tích để làm rõ tính giản dị của nhạc cụ dùng trong hát trống quân: Các loại "hết thảy đều là đồ bỏ”, cách sử dụng vô cùng dân dã, nhưng âm thanh thật "giòn giã". Phương pháp thuyết minh này đã giúp người đọc hiểu được ý nghĩa của đối tượng.

Liệt kê chủ thể giúp bài thuyết trình nhộn nhịp hơn

2. Một số phương pháp thuyết minh

a. Thuyết minh bằng cách chú thích:

- Đọc lại câu văn "Ba-sô là bút danh” (SGK), câu này không sử dụng phương pháp định nghĩa vì không đặt Ba-sô vào một loại lớn hơn, cũng không chỉ ra yếu tố nói lên đặc điểm bản chất của nhà văn. Phương pháp được sử dụng là phương pháp chú thích.

- Phương pháp chú thích và phương pháp định nghĩa đều có cấu trúc cơ bản "A là B" nhưng phương pháp định nghĩa có những đòi hỏi chặt chẽ hơn. Phần B trong định nghĩa phải đạt được hai yếu tố (đặt đối tượng định nghĩa vào một loại lớn hơn, chỉ ra yếu tố nói lên đúng đặc điểm bản chất của đối tượng để phân biệt nó với các đối tượng cùng loại khác). Phương pháp chú thích không buộc thỏa mãn hai yêu cầu đó, tuy mức độ chuẩn xác không cao nhưng bù lại phương pháp chú thích có khả năng mềm dẻo hơn, dễ sử dụng hơn.

b. Thuyết minh bằng cách giảng giải nguyên nhân - kết quả.

- Trong đoạn trích giới thiệu về thi sĩ Ba-sô (SGK) đã thuyết minh về niềm say mê cây chuối của Ba-sô và lí do lấy bút danh Ba-sô. Mục đích thuyết minh tại sao có bút danh Ba-sô là chủ yếu mặc dù được nói ngắn hơn niềm say mê cây chuối của ông. Đây là mối quan hệ nhân - quả. Dù nguyên nhân được trình bày dài hơn nhưng nội dung thông báo chính vẫn là kết quả. Niềm say mê cây chuối là nguyên nhân dẫn đến bút danh Ba-sô.

- Đoạn trích được trình bày hợp lí và hấp dẫn bởi vì người viết đã sử dụng phương pháp thuyết minh phù hợp đối tượng thuyết minh. Nhờ đó mà hình ảnh thi sĩ Ba-sô cùng bút danh của ông hiện lên sinh động, sâu sắc.

Được vận dụng trong việc phân tích từ khóa

III. Yêu cầu khi vận dụng phương pháp thuyết minh

Lựa chọn, vận dụng, phối hợp các phương pháp thuyết minh cần tuần theo nguyên tắc: không xa rời mục đích thuyết minh; làm nổi bật bản chất và đặc trưng của sự vật, hiện tượng; làm cho người đọc (nghe) tiếp nhận dễ dàng và hứng thú.

Trên đây là một số chia sẻ của  https://duhocmoinoi.com/ về phương pháp thuyết mình. Mời bạn đọc theo dõi thêm về các thông tin hữu ích tại website chúng tôi nhé.